Những “cặp đôi” không hoàn hảo
TT - Khi sử dụng chỉ một loại dược phẩm thì không có sự tương tác giữa các thuốc. Nhưng nếu thuốc A dùng chung thuốc B sẽ có tương tác AB. Nếu thuốc A dùng chung thuốc B và thuốc C thì sự tương tác sẽ là: AB, AC, BC.
Khi sử dụng càng nhiều thuốc khả năng tương tác giữa các thuốc càng tăng lên.
* Muối thay thế muối bếp (dùng cho những bệnh nhân kiêng muối ăn) sẽ tương tác với thuốc lợi tiểu loại potassium-sparing làm tăng nồng độ potassium (kali) trong máu gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, yếu cơ thậm chí ngưng tim (cardiac arrest).
* Chế phẩm bổ sung sắt sẽ “vịn” các kháng sinh tại bao tử, ngăn cản sự hấp thu của các thuốc kháng sinh vào hệ tuần hoàn máu.
* Thuốc trị cao huyết áp dùng chung với thuốc tim mạch digitalis (Lanoxin) sẽ gây nên nhịp tim bất thường.
* Thuốc kháng đông dùng chung với thuốc ngủ sẽ làm giảm tác động của thuốc kháng đông.
* Phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai nếu sử dụng kháng sinh thì tác động tránh thai của thuốc sẽ bị giảm.
TT - Khi sử dụng chỉ một loại dược phẩm thì không có sự tương tác giữa các thuốc. Nhưng nếu thuốc A dùng chung thuốc B sẽ có tương tác AB. Nếu thuốc A dùng chung thuốc B và thuốc C thì sự tương tác sẽ là: AB, AC, BC.
Tránh uống thuốc bằng sữa - Ảnh: T.T.D. |
Lợi ít, hại nhiều
Theo định nghĩa, tương tác thuốc là những thay đổi về
tác động của một loại thuốc do tác động của một thuốc khác khi được sử
dụng cùng lúc (tương tác giữa thuốc và thuốc). Tương tác thuốc cũng có
thể là sự thay đổi tác động của thuốc khi có mặt của một số thực phẩm
(tương tác giữa thực phẩm với thuốc).
Trong trị liệu, đôi khi thầy thuốc lợi dụng sự tương
tác thuốc nhằm làm tăng tác động của từng loại thuốc khi được sử dụng
kết hợp. Tuy nhiên, một cách tổng quát thì tương tác thuốc thường có
hại vì có thể làm tăng hoặc giảm tác động mong muốn của một loại thuốc,
làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ của thuốc. Thông thường sự tương
tác thuốc xảy ra ở các loại thuốc kê toa, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở
những thuốc không cần kê toa quen thuộc như aspirin, thuốc kháng acid...
Hai loại thuốc sử dụng cùng một lúc có thể tạo ra phản
ứng mới vô cùng nguy hiểm, hoặc có thể triệt tiêu tác động lẫn nhau.
Thuốc này làm thay đổi tốc độ bài tiết ở thận của thuốc kia do làm thay
đổi tính acid của nước tiểu. Vitamin C nếu sử dụng liều cao có thể gây
ra điều này, rượu cũng thường gây ra tương tác thuốc. Những loại thuốc
không cần kê toa cũng có thể tương tác với nhau và có thể tương tác với
các loại thuốc kê toa. Chẳng hạn nhiều loại thuốc ho có chứa cồn, nếu
sử dụng chung với các thuốc kháng histamine sẽ làm tăng sự buồn ngủ,
giảm tập trung...
Ngoài ra, những bệnh nhân được nhiều bác sĩ điều trị
hay có tần suất rủi ro tương tác thuốc cao hơn, bởi thầy thuốc này ít
để ý tới những loại thuốc các thầy thuốc khác đã kê. Vì vậy bệnh nhân
cần phải báo cho bác sĩ biết tất cả loại thuốc đang dùng, gồm thuốc kê
toa, không kê toa, đông dược, thảo dược...
Một số tương tác thuốc phổ biến* Muối thay thế muối bếp (dùng cho những bệnh nhân kiêng muối ăn) sẽ tương tác với thuốc lợi tiểu loại potassium-sparing làm tăng nồng độ potassium (kali) trong máu gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, yếu cơ thậm chí ngưng tim (cardiac arrest).
* Thuốc giảm xung huyết (decongestants) tương tác với các thuốc lợi tiểu làm tăng huyết áp.
* Thuốc kháng acid tương tác với các thuốc kháng đông máu.
* Aspirin làm tăng tác động của các thuốc kháng đông máu.
* Thuốc kháng histamine làm tăng tác động của các
thuốc ngủ barbiturates, các thuốc an thần (tranquilizers) và một số
thuốc giảm đau.* Chế phẩm bổ sung sắt sẽ “vịn” các kháng sinh tại bao tử, ngăn cản sự hấp thu của các thuốc kháng sinh vào hệ tuần hoàn máu.
* Thuốc trị cao huyết áp dùng chung với thuốc tim mạch digitalis (Lanoxin) sẽ gây nên nhịp tim bất thường.
* Thuốc kháng đông dùng chung với thuốc ngủ sẽ làm giảm tác động của thuốc kháng đông.
* Phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai nếu sử dụng kháng sinh thì tác động tránh thai của thuốc sẽ bị giảm.
* Những thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) làm cơ
thể giữ muối và nước. Do đó làm giảm hoặc triệt tiêu tác động của các
thuốc lợi tiểu.
* Các loại thuốc chẹn beta như propanolol chống lại tác động của một số thuốc trị hen suyễn.
Mặc dù sự tương tác thuốc có thể gây những tác hại
nghiêm trọng cho sức khỏe, nhưng vẫn tránh được bằng sự định hướng
thích hợp cho bệnh nhân, cũng như sự quan tâm của thầy thuốc đến tiền
sử bệnh, sử dụng dược phẩm... của bệnh nhân.
Thuốc và thực phẩm có thể “kỵ rơ”
Một số tương tác giữa thực phẩm và dược phẩm có thể
gây ra tác dụng phụ nguy hiểm, thực phẩm cũng có thể làm tăng hoặc giảm
hoạt động của thuốc. Một số thuốc lại ngăn cản sự hấp thu của không ít
vitamin và khoáng tố có trong thực phẩm. Hóa chất trong khói thuốc có
thể làm tăng hoạt động của men gan, làm giảm tác động của một số thuốc
giảm đau và điều trị các bệnh về phổi. Kháng sinh tetracycline sẽ không
được hấp thu đúng nếu uống sữa hoặc ăn những thực phẩm chế biến từ sữa
hay thực phẩm có chứa calcium.
|
DS NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG
(ĐH Murdoch, Úc
(ĐH Murdoch, Úc