Trị sa dạ con từ nam dược
B.S LINH HOÀNG -
Sa dạ con là
tình trạng trong âm đạo có khối thoát ra hoặc sa xuống ở miệng âm đạo
hoặc phía ngoài âm đạo, hình dáng như quả trứng ngỗng, màu sắc đỏ nhợt,
tự cảm thấy bụng dưới nặng sa, vùng eo lưng buốt, phần lớn thấy kèm theo
tinh thần không phấn chấn, lưỡi nhợt, mạch nhược.
Nếu điều trị không kịp thời bệnh
thường kéo dài không khỏi. Nguyên nhân do cơ thể vốn hư nhược, khí huyết
sau đẻ chưa hồi phục, lại dùng sức lao động quá mức dẫn tới khí hư hạ
hãm, không thể co tử cung lên được. Bệnh này chia hai chứng là khí hư và
thấp nhiệt.
Trong nam dược có những loại nam dược
có công hiệu làm khỏi chứng bệnh này. Dưới đây xin nêu một số công dụng
ấy từ những nam dược liệu để mọi người cùng tham khảo và có thể áp dụng
khi cần. * Dùng Hoa thiên lý 30g, lá non thiên lý 20g. Hai thứ giã nát, gói bông, đặt vào âm hộ (đêm đặt, ngày bỏ ra).
* Dùng lá thài lài tía 4g, phèn phi 2g (tiệt trùng tốt), giã nát gói bông đặt vào âm hộ trong 24 giờ.
* Dùng hạt na (Nam gọi mãng cầu) khô
20g, lá trầu không 50g, phèn phi 5g. Giã lá trầu vắt nước cốt, hạt na,
phèn phi giã kỹ, tán bột mịn hòa lẫn, bôi vào.
* Ngọn lá thầu dầu tía 20g, hạt thầu dầu tía già 10g. Hai thứ tiệt trùng tốt, giã nát gói vào bông đặt vào âm đạo trong 24 giờ. * Lá vông nem 50g, bồ hóng bếp, phèn phi 2g. Ba thứ tiệt trùng tốt, giã nát gói vào bông đặt vào âm đạo (đêm đặt, ngày bỏ ra).
* Vỏ cây hòe tươi 20g, lá thầu dầu tía
20g (không có thì dùng hạt), củ thăng ma 20g. Các vị giã nhỏ trộn với
dấm thanh, chia làm 2 miếng thuốc, một đắp rốn, một đắp đỉnh đầu. Thấy
dạ con co vào bình thường thì bỏ thuốc rửa sạch.
* Dùng muối ăn 1 chén con rang nổ giòn
thì đổ vào 2 chén cám, tiếp tục rang qua rang lại cho nóng đều rồi đổ
ra khăn gói chườm lưng bệnh nhân hoặc lót lưng cho bệnh nhân nằm lên
trên. Đồng thời khuấy hồ bột mì. Gừng sống trộn với sáp giã hòa vào hồ
bột mì, phết lên giấy trắng dán bụng dưới. Khi dạ con co lên vừa đủ thì
gỡ ra. Khi áp dụng thuốc dùng ngoài thì kết hợp uống bài thuốc bổ trung ích khí, chú ý vị thăng ma tăng lên đến 20 – 30g. Phương “Bổ trung ích khí” gồm huyền sâm 4g, hoàng kỳ (nướng) 6g, đương quy 2g, bạch truật 4g, chích thảo 4g, trần bì 2g, thăng ma 2g, sài hồ 2g, gừng sống 3 lát, đại táo 3 quả, cho vào 150ml nước, sắc còn 50ml nước chia ra 2 – 3 lần uống ấm.
Kết hợp bấm huyệt: Bách hội, khí hải, đái hạch, duy đạo, thái xung, chiếu hải. Bách hội có tác dụng nâng khí hạ hãm. Khí hải để ích khí cố thoát. Duy đạo thu liễm làm co tử cung. Hai kinh can và thận đều tuần hành qua bụng dưới và có liên hệ với bào cung, cho nên cần sử dụng