Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

Chú ý

Những cách tự dâng mình cho thần chết

 

Sau đây là những kỹ năng cứu sống sai lầm nghiêm trọng mà nhiều người áp dụng trong chuyến du lịch của mình.

Học tập kỹ năng sống sót luôn là điều cần thiết, vì ai mà nói trước được điều gì sẽ xảy ra cho dù là trong những chuyến đi du lịch tưởng như vô hại nhất. Một số kỹ năng đã trở nên quá thông thường và gần như bắt buộc như bơi hay băng bó vết thương thì chúng mình đã nắm rõ. Nhưng với những trường hợp ngàn cân treo sợi tóc (như có bạn viết về kỹ năng sống sót khi gặp sư tử ấy), chúng mình cần học các kỹ năng “cao cấp” hơn. Hôm nay tớ sẽ chia sẻ với các bạn 7 kỹ năng mà nhiều người lầm tưởng đó là chìa khoá sống sót và hậu quả lại có thể làm bạn mất mạng. Hi vọng chúng sẽ hữu ích nếu một ngày không may nào đó bạn rơi vào trường hợp tương tự thì vẫn có thể thoát chết trở về.

1. Chạy ra khỏi nhà khi có động đất
Góc nhà là nơi vững chắc nhất.
Đây có lẽ là thảm họa có nhiều khả năng xảy ra với chúng mình nhất và thực tế là có nhiều bạn đã từng trải nghiệm dư chấn của động đất lên các toà nhà cao tầng rồi nên tại sao lại nghĩ rằng nó khó xảy ra nhỉ? Ở Việt Nam, gần như toàn bộ nhà đều làm móng cố định nên khả năng sập là không hề nhỏ, đặc biệt là nhà cao tầng. Thế nhưng bạn có nghĩ chạy ra đường sẽ an toàn hơn? Không hề, bạn vẫn có thể bị nhà hoặc đường dây điện đổ vào người trong khi không thể tìm được nơi ẩn nấp an toàn.
Bạn có chắc bên ngoài an toàn hơn?
Những lúc như vậy, cách an toàn nhất là trốn vào góc nhà, nơi vững chắc nhất của khối kiến trúc, với thứ gì đó bảo vệ trên đầu như chui vào gầm giường, núp dưới đệm dày, hoặc gầm bàn vững chắc chẳng hạn (không phải bàn kính đâu nhé!). Với cách này, bạn sẽ giảm được những 75% nguy cơ thiệt mạng do sụt tầng nhà hoặc bị trần đổ vào đầu đấy! Bất ngờ là vậy còn nếu biết trước sẽ có động đất trong vài giờ tới thì tốt nhất là bạn hãy chạy khỏi thành phố, nơi có nhiều nhà cửa càng, xa càng tốt.
2. Nằm xuống đất để tránh sét đánh
Lại 1 thảm họa “gần gũi” nữa, thường xảy ra ở vùng trống trải ít nhà cửa và thật tệ nếu vừa thoát được động đất thì bạn lại bị sét đánh (hic!). Sét đánh là hiện tượng phóng điện từ đám mây mang điện tích (+) xuống vật thể mang điện tích (-), trong đó có mặt đất. Vì thế, nếu nằm bẹp xuống bạn sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc với mặt đất và chắc chắn sẽ chết nếu sét đánh ngay gần đó.
Cách an toàn nhất là vứt mọi đồ vật kim loại trên người, chạy nhanh hết sức đến khu vực thấp hơn, tránh xa cây cao, ngồi xuống ôm đầu và chỉ để 2 chân chạm đất. Di chuyển nhanh, nấp ở chỗ thấp, tránh tiếp xúc với mặt đất là những cách tránh sét đánh hiệu quả nhất.
3. Hút nọc rắn khỏi vết thương
Nọc rắn thường có màu vàng hổ phách.
Rắn có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, kể cả dưới biển hay trong thành phố, và cũng chỉ rất ít loài rắn có độc nhưng tốt hơn hết chúng ta vẫn phải biết cách sơ cứu người bị rắn độc cắn trước khi quá muộn, phải không bạn? 1 trong những cách thông thường nhất là nhanh chóng hút máu nhiễm độc ra khỏi vết thương nhưng bạn có biết nếu cách này có thể giết chết cả 2 không? Nọc rắn tác dụng qua đường máu nên nếu miệng người hút bị trầy xước thì rất dễ nhiễm độc. Ngoài ra, bạn chỉ hút được rất ít nọc thôi vì chúng đã ngấm vào máu mất rồi trong khi lại truyền thêm vi khuẩn vào vết thương làm tăng nguy cơ nhiễm trùng máu.
Dùng dụng cụ nọc sẽ an toàn hơn rất nhiều.
Nói vậy không có nghĩa là đừng hút mà hãy dùng dụng cụ hút nọc khử trùng (nếu có) và quan trọng nhất là giữ nạn nhân bình tĩnh hạn chế cử động nhằm làm chậm tác dụng của nọc độc, cẩn thận bắt con rắn, có thể đánh nó gần chết để đảm bảo an toàn rồi đưa cả nạn nhân và rắn đến cơ sở y tế gần nhất. Con rắn kia sẽ giúp bác sĩ biết họ cần dùng loại huyết thanh nào.
4. Đấm vào lỗ mũi cá mập
Chuẩn bị đấm… lỗ mũi nó đâu rồi?!
Trong 1 chuyến du thuyền trên biển, tàu bị đắm và bạn phải bơi 1 mình giữa biển khơi, đột nhiên 1 con cá mập to lớn xuất hiện lao về phía bạn, lảm gì đây? Mặc dù các chuyên gia về cá mập nói rằng mắt và lỗ mũi là 2 bộ phận nhạy cảm nhất của họ cá này (chúng gần như không có điểm yếu) nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn có thể đánh đuổi được con cá mập khoẻ gấp vài chục lần mình với cái mồm đầy răng nhọn chỉ bằng cách đấm vào mũi nó đâu nhé! Trên thực tế chúng chỉ bị bất ngờ y như lúc bạn bị con châu chấu đá vào tay thôi và nếu may mắn tay bạn không bị trượt vào mồm nó thì bạn có chưa đến 1 phút để bỏ trốn trước khi nó điên lên.
Hìhì thế thì kiểu gì cũng chết nhỉ? Tóm lại là đừng nghĩ đến chuyện đấm cá mập mà điều cần làm là hãy cố gắng ở lại trên tàu lâu nhất có thể, mặc áo phao và kiếm lấy bất cứ vật thể gì to nhất và nổi được bạn có thể kiếm vì sau đấy bạn sẽ cần 1 chiếc bè để nằm thay vì ngâm người trong nước đến chết vì cá mập hoặc vì mất nhiệt.
5. Bị chết khát ngoài biển, hãy uống nước… tiểu của chính mình
Nếu bạn may mắn thoát được cá mập thì hãy chuẩn bị tinh thần thật tốt để chống đỡ cái khát đáng sợ trên biển. Thật kinh khủng phải uống thứ nước mà cơ thể mình thải ra, sao ta không làm ngụm nước biển cho sạch nhỉ? Có thể bạn từng nghe uống nước biển lúc khát là tự sát thì nước tiểu cũng không hơn gì đâu, chúng đều chưa muối và cơ thể bạn đang phải thải bớt đi nên chả có lí do gì để tăng lượng muối trong người trừ khi bạn thích bị ảo giác, rối thần kinh và chết do sốc muối.
Cách tốt nhất có thể là kiềm chế cơ khát và tránh ánh trực tiếp lên người, thường xuyên nhúng ướt quần áo để giữ cho da luôn mát và ẩm, nếu trời mưa hãy cố hứng thật nhiều, bạn sẽ rất cần nước ngọt đấy.
6. Uống nước xương rồng nếu bị lạc trên sa mạc
Thay vì xương rồng hãy làm nước sạch bằng cách này
Chuyện này cực hiếm khi du lịch ở Việt Nam nhưng chắc bạn vẫn nên biết rằng “nước” xương rồng thực ra là mủ cây chứa nhiều chất độc gây nôn mửa, tiêu chảy khiến bạn mất nước nhanh hơn bình thường. Vì thế các girl đừng nghe ai xúi dại mà dùng nước xương rồng để làm đẹp nhé!
7. Ăn tuyết chống khát
Chỉ nên làm thế này khi bạn biết chắc đường về.
Tình huống này có lẽ chỉ bạn nào sống/du học ở các nước ôn đới và hàn đới mới có thể gặp. Đôi khi chúng ta chỉ hơi hiếu kỳ thám hiểm vùng tuyết một chút mà đi lạc lúc nào không biết và không khí khô lạnh cũng khiến bạn mất nước khá nhiều, làm gì đây? Hầu hết chúng mình sẽ bốc chút tuyết lên ăn chống khát nhưng bạn có biết làm như vậy là ướp lạnh chính mình không? Băng tuyết làm cơ thể mất nhiệt nhanh chóng nên người ta hay uống nước lạnh mùa hè thôi còn giữa rừng tuyết thế này bạn chỉ đang tiêu thụ năng lượng còn lại nhanh hơn và sẽ sớm kiệt sức.
Cách an toàn nhất là hãy luôn đi theo các con đường (vì mùa đông ở xứ lạnh ít người ra đường lắm) và luôn mang theo ít đồ ăn, dao đa năng cùng bật lửa mỗi khi bạn ra ngoài trời.