Công thức gân gà rang muối cực chuẩn
Các món rang muối thì rõ là ngon rồi nhưng làm sao để có được muối ngon như ngoài hàng???
Nguyên liệu:
300gr gân gà
100gr gạo nếp, 20gr vừng, 50gr đỗ xanh
Muối, hạt tiêu
Tỏi, sả
Cách làm:
Các bạn cần rang riêng gạo nếp, vừng, đỗ xanh tới khi chín thì xay nhỏ từng loại. Sau đó, trộn đều ba thứ này với một chút muối, hạt tiêu cho vừa miệng.
Tiếp theo là băm nhỏ tỏi và sả.
Đun sôi dầu rồi cho gân gà vào rán vàng.
Cho sả và tỏi vào chảo dầu rồi đảo đều ở lửa to.
Đảo tới khi tỏi và sả dậy mùi thơm!
Tiếp theo là cho gà vào đảo đều với tỏi, sả.
Khi gà đã quyện đều với tỏi và sả thì các bạn cho hỗn hợp muối - gạo ở bước 1 vào đảo cùng.
Cuối cùng, đảo thêm khoảng 3\' trên bếp cho gà bám đều muối là xong!
Sườn rang muối cho bữa cơm thêm đậm đà
Cá rang muối - Mặn giòn hương vị quê hương
Top 5 thực phẩm độc
Biết là chúng có chứa chất độc mà mọi người vẫn thích ăn mới lạ chứ.
1. Nấm
Chắc hẳn ai cũng nghe qua về loài nấm mũ độc, tất
nhiên là chúng có độc rồi, nhưng rất nhiều người loại không biết chúng
thuộc họ hàng nhà nấm, không phải là loài thực vật khác biệt. Cái tên
nấm mũ thường ám chỉ chung cho loài nấm có độc. Trong khi có nhiều loài
nấm độc thường có dấu hiệu nhất định, nhưng không theo một nguyên tắc
nào và tất cả những loài nấm không rõ nguồn gốc đều được xem là nấm có
độc.
Một số đặc điểm điển hình của nấm mà các ấy có thể
phân biệt được đó là nấm độc hay không. Hầu hết nấm có chất độc nếu như
mũ nấm phía trên phẳng thay vì gồ lên, những khe ở mặt dưới có màu hồng
hoặc đen. Dù sao thì cách nhận dạng này không đúng trong mọi trường
hợp, nên trước khi ăn một loại nấm, các ấy nên tìm hiểu kỹ nhé.
2. Quả cây cơm cháy
Quả cây cơm cháy có hình thức rất bắt mắt và mọc
thành từng chùm lớn. Những chùm hoa bao hàng nghìn bông nhỏ, màu trắng
tinh khôi. Hoa của loài cây này thường được dùng để làm rượu và soda.
Đôi khi, người ta còn ăn hoa cơm cháy cùng các món chiên. Thế nhưng, vẻ
đẹp mê hồn đó tiềm ẩn mối nguy hiểm.
Rễ và một số bộ phận khác của cây cơm háy có độc tính
mạnh, có thể gây ra bệnh dạ dày. Vậy nên, nếu có ý định ăn hoa cây cơm
cháy, hãy nhớ chỉ ăn hoa thôi nhé.
3. Dầu thầu dầu
Dầu thầu dầu, thường được dùng trong quá trình sản
xuất nến, chocolate và một số thực phẩm khác. Ngoài ra, một số người
còn sử dụng loại dầu này hằng ngày hoặc chứa bệnh cho trẻ em. Thật may
mắn là loại dầu thầu dầu chúng mình hay mua đã được sơ chế kỹ lưỡng,
bởi lẽ hạt thầu dầu có thể gây chết người. Chỉ cần một hạt thầu dầu
cũng đủ cướp đi sinh mạng một người, bốn hạt tương đương với tính mạng
của một con ngựa.
Chất độc có trong hạt thầu dầu là rixin. Nó độc đến
mức mà các công nhân chế biến dầu phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn
an toàn. Mặc dù vậy, không ít người làm việc trong lĩnh vực sản xuất
dầu thầu dầu đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì tác dụng phụ của hạt.
4. Hạnh nhân
Hạnh nhân là một trong những loại hạt phổ biến và
ngon nhất. Nó có mùi vị đặc biệt và rất phù hợp khi làm phụ gia cho
nhiều món ăn. Vì vậy, hạnh nhân là nguyên liệu phổ biến trong nhà bếp
hàng nhiều thế kỷ nay. Hạnh nhân đắng thường xuất hiện nhiều hơn loại
có vị ngọt.
Dù vậy, có một vấn đề liên quan tới loại hạt này,
chúng chứa nhiều chất hóa học xyanua. Trước khi được đưa vào sử dụng,
hạnh nhân đắng phải qua quá trình xử lý chất độc. Mặc dù đó là quy
trình bắt buộc, nhưng trên nhiều quốc gia, người ta vẫn bán hạnh nhân
đắng trái phép (New Zealand là ví dụ điển hình).
5. Quả cherry
Quả cherry hẳn đã quá quen thuộc với chúng mình, được
sử dụng rộng rãi trong các món ăn, đồ uống hay thậm chí là ăn sống.
Chúng cùng họ với mận, mơ và đào. Lá và hạt của loại quả đỏ mọng này
lại chứa độc tố. Khi bị nghiền ra, hạt quả cherry sẽ tiết ra axit
xyanhydrit không tốt cho sức khỏe.